PUBLIC CLOUD, PRIVATE CLOUD HAY HYBRID CLOUD? MÔ HÌNH CLOUD NÀO THỰC SỰ PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN? | THẾ GIỚI SỐ
PUBLIC CLOUD, PRIVATE CLOUD HAY HYBRID CLOUD? MÔ HÌNH CLOUD NÀO THỰC SỰ PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN? | THẾ GIỚI SỐ
Cloud có vẻ như đang trở thành khái niệm rất thân thuộc với doanh nghiệp. Chẳng nói ở đâu xa, ngay tại Thế Giới Sốnhững dịch vụ Cloud mà Thế Giới Số nghiên cứu và cung cấp cũng đang tăng lên nhanh chóng, phủ sóng tất cả các lĩnh vực: lưu trữ, giám sát, sao lưu, an ninh mạng…Và khi nhu cầu càng lớn thì những thắc mắc của người dùng về việc làm thế nào để chọn đúng dịch vụ Cloud phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng tăng. Như việc, làm thế nào để chọn đúng mô hình Cloud phù hợp, giữa nhiều lựa chọn như: Public Cloud – Private Cloud – Hybrid Cloud???
Những ưu điểm, nhược điểm của chúng là gì? Và mô hình nào thực sự phù hợp?
Bài viết này, Thế Giới Số sẽ giúp các doanh nghiệp đang phân vân, chọn ra giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1. PUBLIC CLOUD: Chi phí thấp, tốc độ phù hợp, khả năng mở rộng linh hoạt.
Public Cloud là giải pháp được biết đến rộng rãi nhất trong số 3 mô hình Cloud nói trên. Public Cloud là đám mây được quản lý bởi một nhà cung cấp bên ngoài như Amazon Web Services, hay Cloud Server của Thế Giới Số tại Việt Nam, được sử dụng bởi hàng triệu người mỗi ngày. Public cloud có thể là một lựa chọn hợp lý cho nhiều doanh nghiệp vì các tài nguyên được tập hợp lại với nhau và người dùng chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên mà họ thực sự sử dụng. Dữ liệu lưu trong Public Cloud được tách biệt một cách logic với những người dùng khác, doanh nghiệp khác trong đám mây, nhưng tất cả đều nằm trên cùng một mạng và hầu hết đều có cùng phần cứng.
Public Cloud có thể mở rộng linh hoạt và tương đối rẻ, nhưng về mặt kỹ thuật thì ít an toàn hơn Private Cloud hay Thuê chỗ đặt máy chủ, bởi vì dữ liệu của bạn cũng sử dụng không gian chung với người dùng khác. Tuy nhiên, khi các biện pháp an toàn thông tin được cài đặt phù hợp, thì public cloud sẽ an toàn hơn nhiều.
ĐẶC ĐIỂM CỦA PUBLIC CLOUD:
– Tiết kiệm chi phí
– Khả năng mở rộng lớn, linh hoạt
– Triển khai nhanh chóng: Public Cloud có thể triển khai trong vòng vài giờ.
– Mức độ an toàn thấp: Bởi dữ liệu thường chia sẻ vị trí chung, không an toàn như các mô hình Cloud khác, tuy nhiên Public Cloud đã có những bước tiến lớn trong công nghệ, vẫn luôn đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp của bạn.
2. PRIVATE CLOUD: An toàn hơn – Quản lý độc lập và hiệu quả hơn – Chi phí cao hơn.
Không giống như Public Cloud, Private Cloud được ví như một ngôi nhà riêng, độc lập. Lợi ích rõ ràng của Private Cloud chính là bảo mật. Doanh nghiệp có quyền sở hữu hoàn toàn, kiểm soát và bảo trì tất cả dữ liệu trong môi trường đám mây riêng. Điều này rất thuận lợi cho các công ty có yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật dữ liệu.
Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi triển khai Private Cloud: tự đầu tư thiết bị, hạ tầng, quản lý trong chính trung tâm dữ liệu/phòng server riêng của họ, hoặc triển khai đám mây riêng với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Như việc bạn thuê Private Cloud của Thế Giới Số vậy). Trong trường hợp thứ 2, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn hạ tầng, bạn có thể độc lập cài đặt, quản lý tài nguyên của mình. Còn ở trường hợp 1, bạn sẽ phải bỏ ra một khối chi phí rất lớn đầu tư phần cứng, phần mềm, kiến trúc cũng như các vấn đề liên quan đến nguồn lực, kỹ thuật vận hành… Bạn sẽ phải dành rất nhiều tiền và thời gian cho nó.
ĐẶC ĐIỂM CỦA PRIVATE CLOUD:
– An toàn cao: Dữ liệu của bạn được lưu trữ trên thiết bị, được quản lý bởi phần mềm của chính bạn, và được quản lý cẩn thận bởi nhà cung cấp dịch vụ.
– Có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế: Các doanh nghiệp có thể có các quy chuẩn riêng, như tuân thủ HIPAA, có thể cấu trúc và quản lý riêng cho phù hợp.
– Quyền kiểm soát nhiều hơn: Doanh nghiệp có quyền kiểm soát hoàn toàn và độc lập hệ thống.
– Linh hoạt trong việc triển khai: Các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định về công nghệ và các dịch vụ cơ bản cho doanh nghiệp mình.
– Chi phí cao hơn: doanh nghiệp của bạn sẽ phải bỏ nhiều chi phí cho thiết bị, license…Điều này giống như việc bạn mua nhà riêng và phải sắm tất cả nội thất trong nhà vậy.
3. ĐÁM MÂY LAI – HYBRIDCLOUD:
Nếu như Public Cloud có thể mở rộng và triển khai nhanh chóng, Private Cloud được quản lý nội bộ, an toàn hơn nhưng ít khả năng mở rộng hơn, thì Hybrid Cloud là tổng hòa của 2 mô hình nói trên. Đám mây lai sử dụng các môi trường đám mây công cộng và đám mây riêng, phối hợp tạo ra môi trường phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Đây được coi là mô hình tốt nhất bởi nó cho phép doanh nghiệp xây dựng một giải pháp tùy chỉnh và đáp ứng hết các nhu cầu.
Ví dụ như doanh nghiệp có thể giữ các dữ liệu nhạy cảm tại các đám mây riêng hoặc chỗ đặt riêng tại trung tâm dữ liệu, và triển khai các tài nguyên trên public cloud khi cần điện toán một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nó có thể lưu trữ phần lớn các nguồn lực của nó trong một môi trường đám mây công cộng và chỉ sử dụng không gian colocated trong một trung tâm dữ liệu cho những dữ liệu quan trọng, được tách hoàn toàn. Đám mây lai cung cấp cho bạn tính bảo mật của đám mây riêng, khả năng mở rộng của đám mây công cộng và đảm bảo an toàn và kiểm soát colocation khi bạn cần.
Tuy nhiên, đừng tự xây dựng triển khai lai của mình. Hybrid Cloud yêu cầu kỹ thuật chuyên môn, một chiến lược rõ ràng, các skillsets liên quan, và đầu tư liên tục để quản lý đúng. Một giải pháp kết hợp đám mây công cộng, đám mây riêng, colocation, và các trung tâm dữ liệu kinh doanh vốn đã phức tạp, và phải mất một chút kỹ năng để có thể triển khai hybrid hiệu quả.
ĐẶC ĐIỂM CỦA HYBRIDCLOUD:
– Khả năng mở rộng và an toàn: Không ngạc nhiên khi đây là lợi ích lớn nhất của triển khai đám mây lai. Triển khai hybrid thực hiện tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn tính bảo mật cần thiết khi cần thiết, đồng thời vẫn có thể mở rộng một cách nhanh chóng. Đây là sự kết hợp lý tưởng của cả hai đám mây.
– Khả năng mở rộng: Quản lý đúng cách, triển khai đám mây Hybrid Cloud có khả năng mở rộng cao. Nếu bạn cần thêm sức mạnh bạn có thể đầu tư nhiều hơn vào đám mây công cộng; cần bảo mật lớn hơn thì đầu tư vào đám mây riêng.
– Chi phí-hiệu quả: Các doanh nghiệp có thể thực hiện tiết kiệm chi phí bằng cách chia sẻ thông tin với môi trường phù hợp nhất. Dữ liệu được lưu trữ an toàn trong môi trường công cộng vẫn tồn tại trong môi trường công cộng, dữ liệu quản lý chặt chẽ hơn có thể ở lại trong đám mây riêng và các ứng dụng quan trọng và dữ liệu có thể ở lại tại chỗ hoặc trong một trung tâm dữ liệu đã được sắp xếp.
– Khó quản lý: Đây là sự khởi đầu. Quản lý chiến lược và triển khai đám mây lai đòi hỏi sự cam kết và kỹ năng; các công ty sẽ cần có một con đường rõ ràng trước khi triển khai một giải pháp đám mây lai.
- Giới thiệu giải pháp điện toán đám mây dùng Supermicro MicroCloud
- Quản trị máy chủ : Hướng dẫn sử dụng Fujitsu Eternus DX90 S2 cơ bản
- Hướng dẫn tạo các báo cáo Advanced Survey trên Server HP Gen8
- Máy chủ HP Server dành cho SMB và Datacenter tại Việt Nam | THẾ GIỚI SỐ
- NHỮNG TÍNH NĂNG ƯU VIỆT CỦA CLOUDLINUX OS | THẾ GIỚI SỐ
- 90% PUBLIC CLOUD CHẠY TRÊN LINUX | THẾ GIỚI SỐ
- LÀM GÌ KHI DỮ LIỆU TRỞ NÊN QUÁ LỚN? - THẾ GIỚI SỐ
- 4 MÔ HÌNH DỊCH VỤ CLOUD COMPUTING | THẾ GIỚI SỐ
- DI CHUYỂN LÊN CLOUD: LÊN HAY KHÔNG LÊN? | THẾ GIỚI SỐ
- CÔNG NGHỆ ẢO HOÁ CỦA VMWARE | THẾ GIỚI SỐ
- Tặng ngay Iphone 14 Promax khi thuê Dịch vụ Cloud Server tại Thế Giới Số
- Giới thiệu về dịch vụ THẾ GIỚI SỐ Cloud Backup
- Sự khác biệt giữa Cloud Backup và sao lưu dữ liệu truyền thống | THẾ GIỚI SỐ
- Tìm hiểu dịch vụ sao lưu dữ liệu Cloud Backup của Viettel IDC | THẾ GIỚI SỐ
- Viettel IDC - Điểm dừng chân lý tưởng cho dịch vụ Cloud Backup trên thị trường | THẾ GIỚI SỐ
- Tổng hợp các chương trình khuyến mại Server ảo tại Viettel IDC | THẾ GIỚI SỐ
- Thách thức mọi đối thủ với dịch vụ Cloud Server SSD 4K của Viettel IDC | THẾ GIỚI SỐ
- 4 lợi ích mà dịch vụ Viettel Hybrid Connect tại Viettel IDC mang lại khi sử dụng | THẾ GIỚI SỐ
- Viettel Hybrid Connect - Giải pháp thiết lập kết nối mạng chuyên biệt cho doanh nghiệp | THẾ GIỚI
- Sự khác nhau giữa máy chủ lưu trữ HDD và máy chủ SSD | THẾ GIỚI SỐ